Articles by "Thông tin cần biết"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Thông tin cần biết. Hiển thị tất cả bài đăng



UBND huyện Quế Phong vừa ban hành Kế hoạch số 234/KH-UBND ngày 10/12/2021 về việc Tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho một số nhóm đối tượng ưu tiên mũi 1, mũi 2 đợt 35 năm 2021, theo đó lịch tiêm cụ thể như sau:

Ảnh minh họa


TT

Đơn vị

Thời gian

Số lượng liều vắc xin dự kiến

phân bổ

1

Xã Đồng Văn

Thời gia từ ngày 12-13 tháng 12 năm 2021.

Địa điểm UBND các tự chọn, Vắc xin các xã nhận tại kho trung tâm Y tế Quế Phong

120

2

Xã Thông Thụ

120

3

Xã Quang Phong

120

4

Xã Cắm Muộn

120

5

Xã Châu Thôn

120

6

Xã Nậm Nhoóng

120

7

Xã Tri Lễ

120

8

Xã Nậm Giải

120

9

Xã Châu Kim

120

10

Xã Mường Nọc

120

11

Xã Tiền Phong

120

12

Xã Hạnh Dịch

120

13

Các Cơ quan, đơn vị đóng tại thị trấn Kim Sơn

 Từ 7h30-10h30 ngày 12/12

208

14

Công ty Thủy điện Hủa Na, Đồng Văn

10h-10h30 ngày 12/12

20

15

Công ty Cổ phần PTNL Sơn Vũ

Từ 14h-15h ngày 12/12

170

16

Công ty Chanh leo Nafoods

15h0-16h30 ngày 12/12

150

17

Công ty thủy lợi Quế Phong

Từ 16h30-16h10 12/12

5

Tổng số

1873

* Ghi chú: Cá nhân đến tiêm mang theo BHYT, CMT hoặc thẻ căn cước, điện thoại.

 

 UBND huyện Quế Phong vừa ban hành Kế hoạch số 232/KH-UBND ngày 09/12/2021 về việc Tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho một số nhóm đối tượng ưu tiên mũi 2 đợt 34 năm 2021.

Theo đó, ngày 10/12/2021, sẽ triển khai tiêm mũi 2 Pfizer tại xã Quang  Phong (468 liều) và tại xã Tiền Phong (1200) liều.



 

UBND huyện Quế Phong vừa ban hành Công văn số: 1556/UBND-TBXH ngày 22/9/2021 thông tin đến người lao động của địa phương về nhu cầu tuyển dụng lao động như sau:

1. Công ty TNHH Khoáng sản Omya Việt Nam: Tuyển dụng lao động làm ngành nghề sản xuất: Khai thác, chế biến, sản xuất bột Canxi Carbonat, số lượng 30 người, Địa chỉ: Khu C, khu công nghiệp Nam Cấm, KKT Đông Nam, xã Nghi Xá huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.

2. Công ty TNHH Luxshare-ICT Nghệ An: Tuyển dụng lao động làm ngành nghề sản xuất: Linh kiện điện tử, số lượng 300 người. Địa chỉ: Khu công nghiệp VSip, KKT Đông Nam, xã Hưnng Tây, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.

Thông tin chi tiết như sau:


Tạm giữ Giấy phép lái xe và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe là những biện pháp được sử dụng trong xử phạt vi phạm giao thông. Bản chất tạm giữ và tước Giấy phép lái xe khác nhau thế nào?
Ảnh minh họa

Tiêu chí
Tạm giữ Giấy phép lái xe
Tước Giấy phép lái xe
Bản chất
Là hình thức xử phạt bổ sung, được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính: Cảnh cáo hoặc phạt tiền

Là biện pháp ngăn chặn để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt
(khoản 2 Điều 78 Nghị định 46/2016/NĐ-CP)
Trường hợp áp dụng
Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các quy định về an toàn giao thông
(Điều 25 Luật Xử lý vi phạm hành chính)
Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự:
- Giấy phép lái xe;
- Hoặc giấy phép lưu hành phương tiện;
- Hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện.
Thời hạn
- Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép từ 01 tháng - 24 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực.
- Người có thẩm quyền xử phạt giữ giấy phép lái xe trong thời hạn tước quyền sử dụng.
- Thời hạn tạm giữ giấy phép lái xe là 07 ngày, có thể kéo dài tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày tạm giữ đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh.
Lưu ý: 
Thời hạn tạm giữ giấy phép lái xe cho đến khi cá nhân, tổ chức vi phạm chấp hành xong quyết định xử phạt theo thời hạn được ghi tại biên bản xử phạt.
Hậu quả
Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe thì cá nhân, tổ chức không được lái xe tham gia giao thông.
- Trong thời hạn bị tạm giữ thì cá nhân, tổ chức vẫn được phép điều khiển phương tiện.
Việc tạm giữ giấy phép lái xe không làm ảnh hưởng đến quyền sử dụng giấy phép.
- Nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản, người vi phạm chưa đến để giải quyết mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.

Như vậy, điểm khác biệt quan trọng nhất giữa tạm giữ và tước Giấy phép lái xe là khi bị tạm giữ Giấy phép lái xe người vi phạm vẫn có thể điều khiển phương tiện tham gia giao thông còn tước Giấy phép lái xe thì không.
Theo Luatvietnam.vn

Trên địa bàn huyện Quế Phong đã có 8/14 xã xuất hiện bệnh dịch tả lợn Châu Phi, để góp phần vào công tác phòng chống dịch trên địa bàn huyện, mọi người cần chú ý những nội dung sau:“5 không” trong phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

5 Không: 
1. Không giấu dịch.
2. Không mua bán, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết.
3. Không giết mổ tiêu thụ.
4. Không sử dụng thức ăn thừa chưa qua xử lý nhiệt.
5. Không vứt lợn chết ra môi trường.


10 Cấm : 

      “1 CẤM”: Sử dụng thức ăn thừa của người, các phụ phẩm chế biến từ nhà bếp chưa xử lý nhiệt cho lợn ăn. Trong thức ăn thừa hoặc phụ phẩm chế biến từ nhà bếp có thể lẫn thịt lợn, các sản phẩm chế biến thịt lợn nhiễm virus ASF.  

      “2 CẤM”: Đưa thịt lợn và các sản phẩm chế biến từ thịt lợn từ bên ngoài vào trang trại.  Có thể sử dụng lợn nuôi tại trại làm thực phẩm. Cần chủ động tìm nguồn cung cấp thực phẩm uy tín, rõ nguồn gốc cho trại. Nhà ăn bố trí xa khu chăn nuôi, có người nấu ăn riêng cho cán bộ và công nhân làm việc trong trại, có rãnh thoát nước riêng từ nhà bếp vào hố biogas.  
      “3 CẤM”: Động vật hoang dã vào trại lợn, cấm nuôi và thả rông các động vật khác trong trại. Phòng các loại động vật (lợn hoang, chó, mèo, dơi, chuột) vào trại. Nuôi nhốt chó và kết hợp quản lý phòng dịch bên trong trại. 
       “4 CẤM”: người chăn nuôi bên ngoài, người lạ vào trại khi chưa được phép. Tất cả người lạ, khách thăm quan trước khi vào chuồng, trại cần phải nghỉ cách ly lợn quy định mới được vào trong trại. Khi vào trại thực hiện sát trùng, tắm, thay quần áo, dung cụ thiết bị đặt trong tủ UV 5 phút. Thay ủng trước khi vào mỗi chuồng nuôi.  
      “5 CẤM”: Mang đồ sinh hoạt cá nhân, túi xách và thiết bị cá nhân vào chuồng nuôi. Các dung cụ, thiết bị cần thiết mang vào (bút, sổ sách, điện thoại) cần phải khử trùng trong tủ UV tối thiểu 5 phút. Tuyệt đối không mang túi xách, ví vào trong chuồng nuôi.  
      “6 CẤM”: Xe vận chuyển bên ngoài vào khu vực chăn nuôi, đặc biệt xe vận chuyển phân, lợn. Các xe cung ứng cám, thuốc cần thiết vào trại cần sát trùng kỹ, cách ly quy định vào đỗ tại những nơi quy định. Xuất bán lợn tại cầu cân gần hàng rào xa chuồng nuôi, có điểm rửa – sát trùng trước và sau khi xuất bán lợn. 
     “7 CẤM”: Tuyệt đối các xe mua lợn sống, xe mua lợn loại vào trong trang trại chăn nuôi. Nên vận chuyển lợn bằng xe nội bộ ra điểm bán tập trung rồi bán cho khách sẽ giảm thiểu rủi ro.  
     “8 CẤM”: Vận chuyển lợn giống, hậu bị thay đàn từ vùng dịch vào trong trang trại chăn nuôi. Khi bắt buộc phải nhập hậu bị cần nuôi cách ly bên ngoài trại, xét nghiệm – kiểm tra định kỳ và đảm bảo mới cho nhập đàn.
      “9 CẤM”: Sử dụng nước sông, hồ tự nhiên làm nước uống cho lợn vì tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh (ASF, FMD, PRRS) rất cao. Nếu bắt buộc phải sử dung nước mặt từ các hồ chứa cần có hệ thống xử lý lọc đảm bảo, trước khi sử dung cho lợn cần khử trùng bằng Chloramin B.
    “10 CẤM” : Bán hoặc giết mổ lợn ốm, lợn chết hoặc đưa lợn ốm, chết ra khỏi trại. Cần được xử lý ngay trong trại để giảm thiểu rủi do từ xe khách đến mua lợn chết đến từ trại khác hoặc vùng có dịch tạo ra nguy cơ lây lan bùng phát bệnh cho các trang trại khác. Bán – giết mổ lợn ốm, lợn chết là hành vi vi phạm pháp luật.

THEO  NGUYỄN VĂN MINH (ANIMAL HEALTH MANAGER)


Xi nhan được hiểu là tín hiệu xin đường của người điều khiển ô tô, xe máy nhằm đảm bảo an toàn cho mình và các phương tiện khác cùng đang di chuyển trên đường. Tuy nhiên, lỗi không xi nhan lại là một lỗi tương đối phổ biến mà ai cũng từng mắc ít nhất một lần.

Khi nào người đi ô tô, xe máy phải bật xi nhan?


Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về các trường hợp người đi ô tô, xe máy bắt buộc phải bật xi nhan như:
- Khi chuyển làn đường:
Điều 13 quy định: Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, lái xe phải cho xe đi trong một lần đường và chỉ được chuyển làn ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.
- Khi chuyển hướng xe:
Điều 15 quy định: Khi muốn chuyển hướng xe, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng xe.
Đồng thời, trong khi chuyển hướng, người lái xe phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại cho hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.

Như vậy, theo quy định, người lái xe máy, ô tô phải bật xi nhan khi rẽ phải, rẽ trái, quay đầu xe, vượt xe khác, khi chạy vào lề đường để dừng đỗ xe. Ngoài ra, trong thực tế, lái xe cũng nên xi nhan khi đi qua vòng xuyến, đi theo đường cong, đi qua ngã 3 chữ Y… để đảm bảo an toàn.

Mức phạt đối với lỗi không xi nhan 2018

Hiện nay, các quy định về xử phạt vi phạm giao thông đường bộ được áp dụng theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP. Theo đó, lỗi không xi nhan bị phạt như sau:
Đối với người điều khiển ô tô:
- Phạt từ 300.000 – 400.000 đồng nếu chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước (điểm a, khoản 2 Điều 5);
- Phạt từ 600.000 – 800.000 đồng nếu chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ (điểm c khoản 3 Điều 5);
- Phạt từ 800.000 – 1.200.000 đồng nếu chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc (điểm h khoản 4 Điều 5).
Đối với người điều khiển xe máy:
- Phạt từ 80.000 đồng – 100.000 đồng nếu chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước (điểm a khoản 2 Điều 5);
- Phạt từ 300.000 – 400.000 đồng nếu chuyển hướng không có tín hiệu báo rẽ (điểm a khoản 4 Điều 6).
Trên đây là các trường hợp phải bật xi nhan và mức phạt với lỗi không xi nhan theo quy định hiện hành của pháp luật. Người điều khiển phương tiện nên ghi nhớ những thông tin này không bị phạt và hơn hết, để đảm bảo an toàn cho chính mình.


Hiện nay, mọi người đều nghĩ chê người khác chỉ là trêu ghẹo vô hại. Thế nhưng, việc làm này có thể bị phạt nặng.

Chê người khác béo – xúc phạm danh dự, nhân phẩm?

Hiện nay không thiếu trường hợp vì vui đùa mà trêu ghẹo về những khiếm khuyết của người khác như: chê người ta béo, gầy, lùn, cao… Đây chính là một trong vô số những biểu hiện của hành vi miệt thị ngoại hình người khác
Trong đó, những người này sẽ dùng ngôn ngữ chế giễu, chê bai ngoại hình người khác khiến họ khó chịu, cảm thấy bị xúc phạm, thậm chí bị chế giễu nhiều quá còn khiến người đó bị trầm cảm, có thể còn tìm đến cái chết.
Mặc dù việc làm nhục người khác chưa được quy định rõ ràng gồm những hành vi nào nhưng việc chế giễu, chê bai ngoại hình người khác bằng cách trực tiếp hay gián tiếp cũng là hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó.
Theo quy định tại Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015, danh dự, nhân phẩm, uy tín của một người được pháp luật bảo vệ và mọi người có nghĩa vụ phải tôn trọng.
Bởi vậy, có thể thấy, việc dùng ngôn ngữ, cử chỉ… để miệt thị ngoại hình của người khác là hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín. Và đến một mức độ nghiêm trọng nào đó có thể sẽ bị xử lý rất nặng!
Bởi danh dự, nhân phẩm được pháp luật bảo vệ nên bất kỳ hành vi nào xâm phạm sẽ bị xử lý theo quy định. Theo đó, người nào chê bai người khác có thể sẽ bị xử phạt hành chính và nặng hơn có thể bị xử lý hình sự.
Chê người béo có thể bị phạt nặng (Ảnh: Internet)

Xử phạt hành chính
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, người nào có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác thì bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
Chịu trách nhiệm hình sự
Nếu tính chất, mức độ của một trong các hành vi đủ để người đó phải chịu trách nhiệm hình sự thì sẽ phải chịu trách nhiệm về Tội làm nhục người khác được quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017.
Trong đó, nếu sử dụng một trong các hành vi sau đây thì sẽ chịu một trong các mức phạt:
STT
Hành vi
Mức phạt
1
Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người khác.
- Phạt cảnh cáo; hoặc
- Phạt tiền từ 10 triệu đồng – 30 triệu đồng; hoặc
- Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2
- Phạm tội với 02 người trở lên;
- Với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- Với người đang thi hành công vụ;
- Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
- Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử
Phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm
3
- Gây rối loạn tâm thần, hành vi của nạn nhân với mức tổn thương từ 61% trở lên;
- Làm nạn nhân tự sát.
Phạt tù từ 02 năm – 05 năm

Mức bồi thường thiệt hại khi chê bai người khác

Không chỉ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật mà người nào miệt thị ngoại hình người khác còn phải bồi thường thiệt hại cho người bị xúc phạm, bôi nhọ, chế giễu.
Theo quy định tại Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015, nếu người nào xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác thì phải bồi thường thiệt hại cho người đó. Cụ thể, các mức bồi thường gồm:
- Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
- Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do hình vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự người khác gây ra.
Những chi phí này các bên có thể thỏa thuận với nhau. Nếu không thỏa thuận được thì tối đa không quá mười lần mức lương cơ sở.
Như vậy, khi không còn là vui đùa nữa thì hậu quả người đi chê bai, miệt thị ngoại hình người khác có thể phải chịu là rất nặng. Do đó, nên thông minh và tinh tế khi khen, chê sao cho đúng người, đúng lúc và đúng pháp luật.
The Nguyễn Hương (Luatvietnam.vn)

Những dấu hiệu sau đây sẽ giúp bạn nhận biết chiêu trò lừa đảo dự báo sẽ lại giăng bẫy khắp Facebook trong thời gian gần đây.


Lừa đảo là một trong những dạng tấn công lâu đời, khi những kẻ lừa đảo tìm mọi cách để đánh cắp thông tin cá nhân, thậm chí cả tiền của bạn. Ngày nay, lừa đảo trên mạng trở thành nỗi đe dọa thực sự khi những thủ đoạn lừa đảo trở nên ngày càng tinh vi và phức tạp hơn. Những chiêu trò nhằm chiếm đoạt lòng tin liên tục thay đổi để theo kịp với cách người dùng kết nối và tương tác với các dịch vụ trực tuyến.
Những dấu hiệu cần biết
Dưới đây là những thủ đoạn phổ biến nhất trên Facebook mà bất kỳ ai trong chúng ta cũng có thể bắt gặp:
1. Giá rẻ bất ngờ chỉ trong thời gian có hạn!
Bạn bất ngờ nhận được tin nhắn thông báo giảm giá hấp dẫn không thể tin được với thương hiệu bạn yêu thích. Tin nhắn đó có thể chứa đường dẫn đến trang của thương hiệu bán lẻ "ma" yêu cầu bạn thanh toán. Nhưng khi nhấp vào đường dẫn, bạn sẽ được chuyển hướng sang một trang web giả mạo hoặc tự động tải về mã độc vào thiết bị của bạn và khai thác các thông tin quan trọng.
Thông thường, những tin nhắn lừa đảo sẽ yêu cầu bạn thực hiện thao tác ngay lập tức hoặc yêu cầu bạn tiết lộ những thông tin cá nhân quan trọng – thường là mật khẩu hoặc số thẻ tín dụng của bạn.
2. Người quen cần sự giúp đỡ
Một người tự xưng là bạn bè hoặc người thân của bạn gửi tin nhắn nói rằng họ đang gặp khó khăn và cần vay bạn tiền (hoặc nhờ mua giúp thẻ cào nạp tiền điện thoại). Ngay khi bạn trả lời, kẻ lừa đảo sẽ lợi dụng lòng tốt của bạn và lôi kéo bạn chuyển tiền cho chúng hoặc tiết lộ thông tin cá nhân mà chúng có thể lợi dụng. Hãy cẩn trọng với những câu chào hỏi chung chung, những địa chỉ website hoặc email phức tạp và dài một cách đáng ngờ.
3. Trời ơi, bạn đẹp quá!
Bỗng dưng có ai đó gửi những tin nhắn lãng mạn để nhanh chóng lấy lòng tin của bạn. Nhưng hãy cảnh giác, có thể cuối cùng kẻ gian chỉ muốn thuyết phục bạn gửi tiền cho chúng thôi.

Một trang web lừa đảo người dùng với chiêu trò trúng thường. - Ảnh chụp màn hình.
4. Xin chúc mừng, bạn là người chiến thắng!
Đây là chiêu trò rất phổ biến với người dùng Facebook ở Việt Nam. Rất nhiều người dùng bỗng nhiên nhận được tin nhắn thông báo trúng xổ số với giải thưởng lớn, nhưng thường nó sẽ là một cái bẫy. Để nhận "giải thưởng", bạn sẽ phải trả phí thành viên hoặc phí tham dự hoặc chia sẻ các thông tin cá nhân của mình.
Giống như rất nhiều tin nhắn lừa đảo khác, những thông báo này thường sai chính tả và ngữ pháp. Nếu như xem xét kỹ, chúng còn có thể chứa những liên kết giả mạo – đường dẫn trang web với tên chính thức của công ty hoặc thương hiệu, nhưng sai chính tả.
5. Hù dọa người dùng bị hacker tấn công
Chiêu thức lừa đảo này được thực hiện bằng cách kẻ gian nói rằng tài khoản của bạn đã bị tấn công hoặc bị xóa, nhưng may mắn là họ sẽ giúp bạn lấy lại được tài khoản của mình… miễn là bạn cung cấp cho họ thông tin cá nhân.
Làm gì để tránh lừa đảo trực tuyến?
- Bảo mật thông tin cá nhân – không bao giờ chia sẻ chi tiết đăng nhập của bạn: Facebook sẽ không bao giờ hỏi bạn mật khẩu qua email hoặc gửi bạn mật khẩu ở tệp đính kèm. Đừng bao giờ tiết lộ thông tin đăng nhập của bạn cho bất cứ ai.
- Cũng như trong cuộc sống thực, đừng dễ dàng chấp nhận lời mời kết bạn từ những người lạ. Kẻ lừa đảo có thể tạo các tài khoản giả mạo để kết bạn và khi bạn chấp nhận, họ có thể sẽ đăng các tin spam lên Bảng tin hoặc Trang cá nhân của bạn.
- Bảo vệ tài khoản của bạn như những món đồ có giá trị khác bằng cách thường xuyên thay đổi mật khẩu. Việc này sẽ giúp bảo vệ tài khoản của bạn khỏi bị tấn công và bị kẻ gian lợi dụng dùng tài khoản đó để liên hệ với gia đình và bạn bè của bạn.
- Xem lại hoạt động tài khoản và xóa mọi spam: bạn có thể kiểm tra lịch sử đăng nhập để xem có hoạt động đăng nhập đáng ngờ nào không, và kiểm tra các ứng dụng và trò chơi đã cài đặt của bạn và xóa những gì bạn không dùng tới.
- Kiểm tra những tính năng và công cụ bảo mật bổ sung của Facebook: khi cảm thấy nghi ngờ về các cập nhật hoặc đề xuất đáng ngờ, hãy tăng cường gấp đôi bảo mật của mình. Những công cụ bảo mật của Facebook sẽ giúp tăng cường khả năng bảo mật cho bạn.

Loại tin nhắn lừa đảo khá phổ biến tại Việt Nam và cách báo cáo cho Facebook. - Ảnh chụp màn hình.
- Hãy hành động và báo cáo cho Facebook nếu một email hoặc tin nhắn từ Facebook có vẻ đáng ngờ, đừng mở email, tin nhắn hoặc bất cứ một tệp đính kèm nào. Bạn có thể gửi báo cáo tới địa chỉ phish@facebook.com.
Nếu bạn muốn báo cáo một cuộc hội thoại, hãy chụp ảnh màn hình trước khi xóa cuộc hội thoại đó đi. Hãy nhớ rằng thao tác này sẽ không xóa tin nhắn trong hộp thư của đối phương. Báo cáo liên kết là cách tốt nhất để báo cáo nội dung lạm dụng hoặc spam trên Facebook. Bạn có thể sử dụng liên kết báo cáo xuất hiện ở gần nội dung mà bạn cho là lạm dụng.
- Nếu bạn cho rằng bạn bè mình là nạn nhân của một cuộc tấn công, hãy cho họ biết. Facebook có thể giúp nếu bạn bị tấn công, hoặc bạn bè của bạn có thể truy cập Trung tâm trợ giúp của Facebook để được giúp đỡ.
- Đặc biệt, nếu bạn cảm thấy mình là nạn nhân của một vụ lừa đảo, hãy liên hệ với công an địa phương. Và nếu bạn lỡ chia sẻ thông tin thẻ tín dụng của mình, hãy ngay lập tức thông báo ngân hàng hoặc công ty phát hành thẻ tín dụng của bạn, đồng thời đảm bảo rằng bạn báo cáo kẻ gian hoặc tài khoản Facebook của kẻ gian cho Facebook.
(Theo Tuổi trẻ Online)

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.