Articles by "Tin tức"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin tức. Hiển thị tất cả bài đăng

 Chiều ngày 14/10/2021, Liên đoàn Lao động huyện Quế Phong tổ chức Hội nghị biểu dương gia đình CNVCLĐ tiêu biểu giai đoạn 2016 – 2020 và Kỷ niệm 91 năm ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam (20/10/1930 – 20/10/2021), 11 năm Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10/2010 – 20/10 /2021).

Tham dự có đồng chí Nguyễn Thị Thu Nhi - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh; lãnh đạo Ban Dân vận, Ban Tuyên giáo Huyện ủy Quế Phong cùng đại diện 18 gia đình CNVCLĐ tiêu biểu.

Giai đoạn 2016 – 2020, Liên đoàn Lao động huyện Quế Phong đã tập trung chỉ đạo các công đoàn cơ sở đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc nước – Đảm việc nhà” gắn với phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; phối hợp chặt chẽ với chính quyền, các ngành chức năng để đổi mới nội dung, lựa chọn hình thức triển khai công tác gia đình phù hợp với chức năng nhiệm vụ của tổ chức công đoàn, phù hợp với tính chất, đặc điểm ngành nghề, trong đó chú trọng việc chuyển tải những chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến công tác gia đình trong đoàn viên, CNVCLĐ. Tập trung chỉ đạo CĐCS thành lập và duy trì sinh hoạt của các Câu lạc bộ gia đình 4 tiêu chí “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”, Câu lạc bộ “Nuôi con khỏe, dạy con ngoan”….


Kết quả hàng năm có trên 90% nữ CNVCLĐ đạt danh hiệu “Giỏi việc nước – Đảm việc nhà”; trong 5 năm có 657 chị được tặng giấy khen cấp huyện; 9 chị được LĐLĐ tỉnh tặng Bằng khen, 1 chị được UBND tỉnh tặng Bằng khen; hàng năm có trên 90% gia đình CNVCLĐ được công nhận gia đình văn hóa, nhiều gia đình được công nhận là gia đình hiếu học, gia đình thể thao.


Hội nghị đã được nghe 3 gia đình CNLĐ tiêu biểu chia sẻ những kinh nghiệm trong xây dựng gia đình hạnh phúc, nuôi con chăm ngoan, học giỏi. Đồng chí Nguyễn Thị Thu Nhi – Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh đã phát biểu chúc mừng nữ CNVCLĐ huyện Quế Phong nhân kỷ niệm 91 năm ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam và 11 năm Ngày Phụ nữ Việt Nam; ghi nhận, cảm ơn sự đóng góp của cá nhân những thành viên trong gia điình là CNVCLĐ vào phong trào chung của huyện nhà, trong đó có các hoạt động của tổ chức công đoàn. Mong muốn thời gian tới, phát huy những kết quả đã đạt được, các thành viên trong gia đình sẽ lan tỏa, chia sẻ những kinh nghiệm hay trong xây dựng gia đình hạnh phúc.

Tác giả: Thanh Thủy

Nguồn: laodongnghean.vn

 Sáng ngày 14/10, Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An cùng với UBND huyện Quế Phong đã tổ chức Lễ tuyên dương, khen thưởng cho các em học sinh đạt thành tích cao trong kỳ thi THPT năm 2021, kỳ thi vào lớp 10 THPT; Tham dự có đồng chí Vi Mỹ Sơn – Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Nghệ An, đồng chí  Trương Minh Cương, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh Nghệ An, Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch HĐND huyện; đồng chí Dương Hoàng Vũ, Phó Bí thư, Chủ tịch huyện; các Phó Chủ tịch HĐND, UBND huyện cùng đại diện lãnh đạo các phòng, ban, ngành cấp huyện cùng các em học sinh, giáo viên được tuyên dương.

Chủ tịch UBND huyện Dương Hoàng Vũ tặng giấy khen cho học sinh có thành tích xuất sắc


Tại buổi lễ, các đồng chí lãnh đạo Ban Dân tộc, Huyện uỷ, UBND huyện đã tuyên dương trao thưởng cho 26 em học sinh và 1 giáo viên đạt điểm cao trong các kỳ thi.



Đồng chí Vi Mỹ Sơn cho biết trong kỳ thi tốt nghiệp THPT toàn tỉnh có 40 em học sinh dân tộc thiểu số đạt điểm cao, trong đó huyện Quế Phong có 9 em chiếm tỷ lệ trên 20%, cao nhất trong tất cả các huyện và là một thành tích đáng khích lệ. Để có được kết quả đó, ngoài sự nỗ lực của chính các em, sự quan tâm động viên của phụ huynh, thầy cô giáo  mà còn là sự vào cuộc của chính quyền huyện. Đây là dịp tuyên dương, động viên các em trong thời gian tới sẽ nỗ lực cố gắng hơn nữa để có nhiều thành tích cao trong con đường tiếp theo.

Tin: Thúy Hằng - Nguyễn Việt

Nguồn: Cổng TTĐT huyện Quế Phong

    Phó Chủ tịch UBND huyện Lô Thị Nguyệt vừa ký Quyết định số: 717/QĐ-UBND ngày 01/10/2021 về việc điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đối với xóm Phong Quang, xã Mường Nọc.


(Phong tỏa xóm Phong Quang từ ngày 08/9/2021, Ảnh: Tư liệu)

Theo đó, xóm Phong Quang sẽ chuyển từ việc thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 15/CT-TTg của Chính phủ sang thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 từ 00 giờ ngày 02/10/2021.

Như đã biết, xóm Phong Quang xuất hiện ca nhiễm cộng đồng của công dân V.T.H vào ngày 08/9/2021. Với sự vào cuộc quyết liệt của Ban Chỉ đạo, Trung tâm Chỉ huy, toàn thể cán bộ và Nhân dân xã Mường Nọc đã triển khai kịp thời, quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch. Đến nay cơ bản tình hình dịch bệnh đã được khống chế.

          


Chủ tịch UBND huyện Dương Hoàng Vũ vừa ký ban hành Quyết định số: 704/QĐ-UBND ngày 22/9/2021 về việc điều chỉnh chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Theo đó, Căn cứ Quyết định số: 3461/QĐ-UBND ngày 22/9/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An về việc điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An;

Huyện Quế Phong sẽ chuyển sang thực hiện Chỉ thị số: 19/CT-TTg ngày 24/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trong tình hình mới đối với tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn huyện; Riêng đối với xóm Phong Quang, xã Mường Nọc và xóm Chợ, bản Liên Hợp, xã Tri Lễ chuyển sang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số: 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch Covid-19.

Thời gian áp dụng: Bắt đầu từ 00 giờ 00 phút, ngày 23/9/2021.

Một mình sang Lào, Thái Lan để tìm kiếm thị trường và kết nối với các tiểu thương kinh doanh sản phẩm dệt thổ cẩm để đưa dệt thổ cẩm dân tộc Thái xuất ngoại. Đó là câu chuyện đầy quyết tâm của chàng trai dân tộc Thái, Hà Văn Thanh ở xã Mường Nọc, huyện Quế Phong (Nghệ An) trên con đường tìm lại chỗ đứng cho dệt thổ cẩm của quê nhà.

Sinh ra trong cái nôi văn hóa Thái, Hà Văn Thanh thấu hiểu rõ nét văn hóa đặc trưng của người Thái. Trong đó có khung dệt của bà, của mẹ để làm ra được những tấmthổ cẩm tinh xảo.

Trong văn hóa của người Thái, nghề dệt truyền thống chỉ được truyền dạy cho con gái, vì thế Thanh không được mẹ dạy nghề dệt. Thời gian cứ thế trôi qua, khi trưởng thành, Thanh nhận thấy trong cuộc sống thường nhật hình ảnh những bé gái 13, 14 tuổi không còn cầm kim chỉ để thêu, không còn ngồi bên khung dệt nữa. Điều đó khiến một người yêu văn hóa dân tộc như Thanh không thể không suy nghĩ.
Với trăn trở của bản thân, Hà Văn Thanh đã tìm đến những vị cao niên trong bản, trong xã để xin được học cách dệt và cách nhuộm vải của các bà. Sau khi được truyền dạy, Thanh đã quay về động viên, hướng dẫn lại cho các chị em trong xã học theo và đứng ra để thu mua các sản phẩm đó.
“Để thuyết phục mọi người quay lại với khung dệt rất khó. Lúc đầu tôi đã mang gạo, nước mắm, mì chính… để đổi lấy những tấm vải dệt. Sau nhiều lần, bà con nhận ra nếu dệt vải thì sẽ đổi được hoặc bán lấy tiền để mua những thứ gia đình mình cần. Từ đó, phong trào dệt vải để bán cho tôi dần được đông đảo chị em hưởng ứng”, Thanh kể lại.
Hà Văn Thanh cho rằng, một trong những nguyên nhân khiến bà con bỏ nghề đó chính là nhu cầu sinh kế, khi thị trường lao động có nhiều việc làm cho thu nhập cao hơn thay vì ngồi cả ngày để dệt vải. Vì thế, để bà con giữ nghề bắt buộc phải có được giá trị kinh tế từ những tấm thổ cẩm đó.
Trước thách thức ấy, tháng 2/2018, Hà Văn Thanh đã tự sang Lào, Thái Lan để kết nối thị trường với “tham vọng” đưa sản phẩm của bà con quê mình bày bán tại nước bạn. Với những nỗ lực của mình, Thanh đã thành công, khi giờ đây những tấm thổ cẩm của đồng bào dân tộc Thái ở Quế Phong đã được xuất ngoại. 
Để các sản phẩm dệt có được chỗ đứng, bản thân Thanh đã tự nghiên cứu, tìm tòi những họa tiết truyền thống, sau đó kết hợp với những họa tiết hiện đại để cho ra những tấm thổ cẩm vừa mang đậm màu sắc truyền thống nhưng vẫn thời thượng. “Nếu trước đây, các sản phẩm dệt có họa tiết đơn giản, thì bây giờ họa tiết đã đa dạng, bắt mắt hơn, đáp ứng nhu cầu của khách hàng”, Thanh cho biết.
Hiện nay, trên địa bàn xã Quế Phong có khoảng 30 chị em tham gia vào tổ dệt và cung cấp đều đặn các sản phẩm cho Thanh. Hằng tháng, mỗi chị em thu nhập thêm 1,5 - 2 triệu đồng. “Khoản thu nhập này tuy chưa cao, nhưng cũng là động lực để bà con quê mình quay lại bên khung dệt, từ đó góp phần bảo tồn được văn hóa của dân tộc. Nếu trước đây trong huyện chỉ còn vài gia đình dệt vải, thì giờ tiếng khung dệt đã rộn ràng hơn trong mỗi bản làng của người Thái”, Thanh chia sẻ.
Thời gian tới, Thanh dự định sẽ thành lập Hợp tác xã dệt thổ cẩm để mở rộng thị trường cho sản phẩm thổ cẩm của dân tộc Thái.
Theo Hồng Minh
(Baodantoc.vn)

Quế Phong là một trong 11 huyện miền núi phía Tây tỉnh Nghệ An và là một trong 3 huyện đang thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ về “Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo”. Mới đây, cử tri huyện Quế Phong đã đề nghị UBND tỉnh Nghệ An chỉ đạo xử lý, khắc phục việc chậm cấp phát nguồn kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp thời gian qua của các sở, ngành cho UBND huyện Quế Phong.
Nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao đang được triển khai tại Quế Phong. Ảnh: Hải Phong
Vẫn còn 36% hộ nghèo
Miền Tây tỉnh Nghệ An là nơi địa hình phức tạp, phần lớn là núi rừng, khí hậu khắc nghiệt, thiên tai xảy ra liên miên, giao thông cách trở, đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, không phải vậy mà huyện Quế Phong dậm chân tại chỗ trong phát triển kinh tế - xã hội. Thời gian qua, huyện Quế Phong đã nỗ lực vượt qua khó khăn, phát huy lợi thế của địa phương, tập trung sản xuất, góp phần đưa đồng bào các dân tộc thiểu số từng bước giảm nghèo.

Là huyện đang thực hiện Nghị quyết 30a, nhưng Quế Phong có nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao đang được triển khai, nhân rộng tại các xã. Cụ thể, 721ha cây dược liệu, 304ha cây ăn quả, 210ha cây chanh leo đem lại triển vọng gia tăng thu nhập cho bà con. Bên cạnh đó, huyện Quế Phong còn có hơn 145.000ha rừng tự nhiên và 2 khu bảo tồn thiên nhiên, công tác khoanh nuôi, bảo vệ, chăm sóc và trồng rừng đạt được nhiều kết quả tích cực...
Trên cơ sở thành công của các mô hình do những dự án phát triển kinh tế triển khai trên địa bàn, huyện sẽ tiếp tục bổ sung nguồn lực, tạo liên kết với doanh nghiệp để giải quyết đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp cho nông dân. Cơ bản là người dân đã dần thay đổi nhận thức, cách làm, từ làm để ăn nay chuyển sang làm hàng hóa để bán. Tuy nhiên, trên địa bàn vẫn còn 36% số hộ vẫn là hộ nghèo, số hộ cận nghèo còn cao; mới có 30% tuyến đường giao thông huyện, 21,7% đường xã được cứng hóa, đường từ xã xuống bản chủ yếu là đường đất; 36 thôn, bản chưa có điện lưới.
Theo phản ánh của người dân, việc cấp phát nguồn kinh phí thực hiện Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện thực hiện Nghị quyết 30a trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp thời gian qua của các sở, ngành cho UBND huyện Quế Phong chậm, ảnh hưởng đến việc cung ứng giống cây, con cho người dân. Cùng với đó, kinh phí của Chương trình xây dựng nông thôn mới còn thiếu hoặc được cấp nhỏ giọt, mới chỉ đáp ứng khoảng 10% nhu cầu; các dự án thành phần cũng thiếu vốn, nhất là các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo sinh kế, góp phần giảm nghèo bền vững cho người dân.
Việc cấp kinh phí còn vướng mắc
Trước vấn đề này, đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An cho biết, hàng năm, căn cứ nguồn vốn Trung ương cấp, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo vốn để Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An đề xuất phương án phân bổ cho các huyện. Sau đó, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp trình UBND tỉnh báo cáo Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực HĐND tỉnh cho ý kiến. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh ra quyết định phân bổ nguồn vốn cho các huyện.
Sau khi các huyện được phân bổ nguồn vốn, sẽ tiến hành lập các dự án chi tiết theo quy định tại Thông tư số 18/2017/TT-BNNPTNT ngày 9-10-2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số nội dung thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020. Cụ thể, phải tiến hành theo 4 bước là tuyên truyền, phổ biến dự án; tổ chức họp lấy ý kiến về nội dung dự án và lập danh sách đối tượng tham gia dự án; xây dựng dự án; phê duyệt dự án.
Trong quá trình thực hiện 4 bước nói trên, các địa phương phải trình giá các loại cây, con giống, vật tư, thiết bị, máy móc cần thiết... gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính thẩm định để làm căn cứ xây dựng dự toán chi tiết cho từng dự án. Sau khi các huyện hoàn chỉnh quy trình lập dự án, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định nội dung chi tiết cho từng dự án để trình UBND tỉnh xin ý kiến Thường trực HĐND tỉnh thẩm định; trên cơ sở đó, UBND tỉnh ban hành quyết định danh mục từng dự án cho các huyện để triển khai thực hiện.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Lê Ngọc Hoa cho biết thêm, từ các bước thực hiện trên cho thấy, quá trình giao kế hoạch vốn cho các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất theo Nghị quyết 30a khá c.h.ặt. chẽ. Tuy nhiên, việc thực hiện các nội dung phải qua nhiều bước, nhiều cấp nên mất khá nhiều thời gian, dẫn đến việc phân bổ vốn chậm.
Thực tế, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi, vùng đặc biệt khó khăn, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói chung và huyện Quế Phong nói riêng đã tích cực huy động các nguồn lực xã hội, đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo sinh kế giúp đồng bào vươn lên, bước đầu tạo đột phá trong phát triển kinh tế... Tuy nhiên, để giúp các huyện nằm trong chương trình 30a phát triển nhanh, đòi hỏi các cấp, các ngành cần có các giải pháp tổng thể để góp phần giảm nhanh và bền vững tỷ lệ hộ nghèo.

Ngày 15/7/2019, đại diện diễn đàn “Quán Chiêu Văn” và lãnh đạo huyện Quế Phong cùng xã Châu Kim tổ chức bàn giao nhà tình nghĩa (trị giá 50 triệu đồng) và trao tặng quà (giá trị 10 triệu đồng) cho cụ bà Lương Thị Thi, người già neo đơn.

Trao tặng Nhà tình nghĩa cho cụ Lương Thị Thi. Ảnh: Hùng Cường
Cụ Lương Thị Thi, 77 tuổi, ở bản Piếng Chào, xã Châu Kim, huyện Quế Phong, sống một mình trong túp lều rách nát, sống nhờ vào trợ cấp chế độ  dành cho người già neo đơn. Trước hoàn cảnh đó, những thành viên trong diễn đàn “Quán Chiêu Văn – là diễn đàn dành cho những người yêu văn chương đã quyên góp tiền ủng hộ (60 triệu đồng) thông qua việc phát hành những tác phẩm văn chương của các thành viên.
Sau gần 2 tháng xây dựng, ngôi nhà cấp 4 rộng 2 gian cùng sân láng xi măng đã hoàn thành. Hoạt động ý nghĩa này giúp bà Lương Thị Thi yên tâm ổn định cuộc sống.
Nguồn: Hùng Cường (Báo Nghệ An)

Hám 5 triệu đồng tiền công, Thò Bá Thái (trú huyện Quế Phong, Nghệ An) đã nhận lời vận chuyển ma túy cho 2 người đàn ông Lào. Khi “phi vụ” chưa thành thì người đàn ông này đã bị lực lượng công an bắt giữ.

Ngày 15/7, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Thò Bá Thái (SN 1988), trú tại xã Tri Lễ, huyện Quế Phong về tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy”.
Theo cáo trạng, chiều 24/2, Thò Bá Thái đi bộ từ bản Mờ, xã Châu Phong sang xã Tri Lễ, huyện Quế Phong để chơi. Khi đi qua khu vực rừng thuộc xã Tri Lễ, Thái gặp 2 người đàn ông dân tộc Mông (Quốc tịch Lào).

Bị cáo Thò Bá Thái. Ảnh: Nguyễn Dương
Qua trò chuyện, 2 người này thuê Thái đem 1 gói ma túy đến khu vực ngã ba Phú Phương, xã Tiền Phong, huyện Quế Phong để giao dịch cho khách. Nếu “phi vụ” thành công, Thái sẽ được trả 5 triệu đồng tiền công.


Thái đồng ý và cho người Lào số điện thoại để tiện liên lạc. Người Lào dặn Thái “Khi nào đến nơi sẽ có người gọi điện để lấy hàng, xong việc về đây trả tiền công”.
Tuy nhiên, trong lúc Thái cầm 1 túi nilon màu đen đi bộ xuống quốc lộ bắt xe đến ngã ba Phú Phương, xã Tiền Phong để giao ma túy cho khách thì bất ngờ bị Công an huyện Quỳnh Lưu bắt giữ cùng tang vật. Theo kết quả giám định, tổng khối lượng ma túy thu giữ là 149g heroin.

Tại phiên tòa, bị cáo Thò Bá Thái đã cúi đầu nhận tội và khai nhận toàn bộ hành vi của mình. Bị cáo cho biết do trình độ văn hóa thấp, thiếu hiểu biết và bản thân hám lợi nên đã sa vào con đường phạm tội. Được biết, năm 2008, Thò Bá Thái bị TAND tỉnh Nghệ An xử phạt 15 năm tù về tội “Mua bán trái phép chất ma túy”. Đến 3/10/2018, Thái chấp hành xong hình phạt tù.

Căn cứ vào các tình tiết tại phiên tòa, HĐXX tuyên phạt Thò Bá Thái 20 năm tù về tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy”.                                                                                         

Theo Nguyễn Dương  (baonghean.vn)

Ngày 15/7, UBND huyện Quế Phong ban hành Quyết định số 414/QĐ-UBND Công bố bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bạn xã Nậm Nhoóng. Đây là xã thứ 8 /14 xã, thị của huyện bị mắc bệnh.

Bài viết liên quan:

Ông: Nguyễn Mạnh Cường - Trưởng Trạm Thý ý huyện Quế Phong cho biết: “Ngày 14/7, hộ ông Ốc Văn Phú ở bản Huồi Cam, xã Nậm Nhoóng, Quế Phong có tổng đàn lợn là 10 con đều bị chết, trọng lượng đàn là 195 kg. Chúng tôi lấy mẫu gửi đi xét nghiệm ở Chi cục Thú y vùng III ngay, đến sáng hôm nay, ngày 15/7, thì nhận được kết quả từ Chi cục Thú y vùng III là dương tính với dịch tả lợn châu Phi".


Tiêu hủy lợn bị dịch ở xã Nậm Nhoóng - Quế Phong. Ảnh: Cường Bá Thò
UBND huyện Quế Phong lập tức ban hành QĐ số 414 ngày 15/7 để công bố dịch tại địa bàn xã Nậm Nhoóng sau khi có kết quả xét nghiệm của Chi cục Thú y vùng III. Xã cũng đã tiến hành tiêu hủy lợn trong ngày.
Như vậy đến ngày 15/7, Nậm Nhoóng là xã thứ 8/14 xã, thị trấn của huyện Quế Phong bị dịch tả lợn châu Phi. Xã đầu tiên bị bệnh dịch tả lợn Châu Phi là Quế Sơn và đã được UBND huyện Quế Phong công bố  theo QĐ 377, ngày 13/6 với 25 con lợn.


Phiếu xét nghiệm dương tính lợn bị dịch tả châu Phi ở Quế Phong. Ảnh: Cường Bá Thò

8 xã của huyện Quế Phong bị dịch tả lợn châu Phi theo thứ tự gồm: Quế Sơn, Tri Lễ, Cắm Muộn, Châu Thôn, Quang Phong, Tiền Phong, Châu Kim. Tổng đàn lợn đã bệnh, chết, tiêu hủy là gần 250 con với trọng lượng  6.829 kg.
Từ khi công bố Quyết định đầu tiên về dịch tả lợn châu Phi đến nay, UBND huyện Quế Phong đã chỉ đạo các ban, ngành liên quan, các xã lập chốt kiểm soát ở tất cả các xã bị dịch và các xã bị uy hiếp 24/24. Nhưng do đặc thù của Quế Phong là bà con chăn nuôi lợn cỏ theo hình thức thả rông trên nương rẫy nên rất khó kiểm soát. 
 Hùng Cường (Báo Nghệ An)

Tiếp tục thực hiện chủ trương của UBND tỉnh Nghệ An về việc giao Viện KSND tỉnh giúp đỡ xã nghèo miền núi Đồng Văn, huyện Quế Phong, ngày 11/7/2019, Viện KSND tỉnh Nghệ An phối hợp với UBND xã Đồng Văn tổ chức Lễ cắt băng khánh thành và bàn giao nhà ở cho hộ gia đình ông Lang Văn Thi là gia đình thuộc diện hộ nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, lâu nay sống trong căn nhà tranh dột nát, tạm bợ.


Đồng chí Dương Thị Liên – Phó Viện trưởng Viện KSND tỉnh và đại diện UBND xã Đồng Văn cắt băn khánh thành và bàn giao nhà cho gia đình ông Lang Văn Thi 
Với tinh thần tương thân tương ái, mỗi cán bộ, người lao động ngành Kiểm sát Nghệ An đã đóng góp một ngày lương với tổng số tiền gần 90 triệu đồng để hỗ trợ xây dựng nhà ở cho gia đình ông. Nhờ sự quan tâm phối hợp của cấp ủy, chính quyền địa phương, sau hơn 02 tháng thi công, ngôi nhà cấp bốn 2 gian, được xây dựng kiên cố đã hoàn thành. Đồng chí Dương Thị Liên – Phó Viện trưởng Viện KSND tỉnh dẫn đầu đoàn công tác cắt băng khánh thành, bàn giao công trình cho gia đình ông Thi.
Tại buổi lễ, đồng chí Dương Thị Liên đã thay mặt toàn thể công chức, người lao động Viện KSND hai cấp tỉnh Nghệ An chia sẻ, đồng cảm với những khó khăn của người dân xã Đồng Văn nói chung, gia đình ông Thi nói riêng. Đồng chí mong gia đình ông Thi từ nay sẽ yên tâm sống trong ngôi nhà mới khang trang và mong muốn chính quyền địa phương tiếp tục quan tâm giúp đỡ gia đình ông.
Thay mặt chính quyền địa phương và gia đình ông Lang Văn Thi, đồng chí Lương Thái Quý, Chủ tịch UBND xã Đồng Văn đã bày tỏ sự vui mừng, phấn khởi, lòng biết ơn đến tập thể cán bộ, công chức, người lao động ngành Kiểm sát Nghệ An trong thời gian vừa qua đã quan tâm giúp đỡ đối với nhân dân xã Đồng Văn nói chung cũng như gia đình ông Thi nói riêng; đồng chí mong muốn trong thời gian tới tiếp tục nhận được sự quan tâm, sẻ chia của cán bộ, công chức, người lao động Viện KSND tỉnh đối với xã nghèo Đồng Văn. 

Đồng chí Dương Thị Liên thăm hỏi ông Lương Văn Thi
Cùng trong chuyến công tác, Hội Cựu chiến binh - Chi đoàn Viện KSND tỉnh đã trao 02 phần quà trị giá 5.000.000 đồng cho ông Hà Ngọc Châu và ông Lương Ánh Chuyển là hai Cựu chiến binh bị ảnh hưởng chất độc da cam, hoàn cảnh gia đình khó khăn hiện đang sinh hoạt tại Chi hội bản Đồng Mới, xã Đồng Văn và trao phần quà trị giá 3.000.000 đồng cùng các vật dụng phục vụ cho việc học tập cho em Hà Thảo Lê, học sinh lớp 8B Trường THCS Đồng Văn - là học sinh Chi đoàn Viện KSND tỉnh đỡ đầu theo sự phân công của Tỉnh đoàn. Các phần quà trên được các Cựu chiến binh - Đoàn viên chi đoàn Viện KSND tỉnh đóng góp và từ các hoạt động gây quỹ trong đơn vị.

Hội Cựu chiến binh - Chi đoàn Viện KSND tinh tặng quà 02 Cựu chiến binh và em Hà Thảo Lê
Phát biểu tại buổi trao quà, đồng chí Nguyễn Quang Huy, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Viện KSND tỉnh phát biểu động viên các đồng chí Cựu chiến binh xã Đồng Văn luôn là giữ vững những phẩm chất của người Bộ đội cụ Hồ là tấm gương cho con cháu noi theo, đồng thời đồng chí mong muốn Lãnh đạo hai đơn vị quan tâm, tạo điều kiện để hai Hội Cựu chiến binh có nhiều thời gian gặp mặt trao đổi và giúp đỡ lẫn nhau để ngày càng nâng cao chất lượng hoạt động của hai Hội; Cũng tại buổi trao quà, đồng chí Nguyễn Thị Hải – Bí thư Chi đoàn thay mặt toàn thể đoàn viên trong Chi đoàn quan tâm, động viên em Hà Thảo Lê tiếp tục cố gắng vượt lên khó khăn, phấn đấu đạt thành tích cao trong học tập, Chi đoàn Viện KSND tỉnh sẽ luôn đồng hành, chia sẻ khó khăn với em và gia đình.
Theo Nguyễn Đình Hồng (Kiểm Sát Online)

Sau khi đi tiêm phòng về, cháu Băng vẫn chơi ngoan. Đến khoảng 20 giờ, cháu có biểu hiện sốt nhẹ, 1 tiếng sau mẹ cháu phát hiện cháu bị tím tái toàn thân. Gia đình đưa xuống cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện Tân Kỳ, song cháu đã không qua khỏi.

Chính quyền xã Nghĩa Dũng (Tân Kỳ) cho biết trên địa bàn vừa xảy ra vụ việc cháu  Nguyễn Ngọc Khánh Băng, sinh ngày 3/10/2018, trú tại xóm Đào Nguyên tử vong không rõ nguyên nhân.Các cơ quan chức năng đang làm việc tại gia đình cháu Băng. Ảnh P. ThảoGia đình cháu cho biết, sáng 10/7/2019, cháu Băng được người thân đưa đi tiêm phòng. Cả ngày hôm đó cháu vẫn chơi ngoan. Đến khoảng 20 giờ, cháu có biểu hiện sốt nhẹ. Đến 21 giờ, mẹ cháu phát hiện cháu bị tím tái toàn thân. Gia đình hoảng hốt, vội đưa cháu xuống cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện Tân Kỳ. Đến 6 giờ sáng 11/7, cháu tử vong.
Công an huyện Tân Kỳ đang phối hợp với chính quyền xã, Trung tâm Y tế huyện tiến hành điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ việc trên.
Được biết, trước đó cháu Băng đã được tiêm phòng nhiều lần (theo đúng lịch tiêm chủng) nhưng không có biểu hiện gì bất thường.
Lãnh đạo Sở y tế Nghệ An cho biết, đã lập đoàn công tác lên xã Nghĩa Dũng, huyện Tân Kỳ để điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ việc.
(Theo Báo Nghệ An)

Sau khi đi tiêm phòng về, cháu Băng vẫn chơi ngoan. Đến khoảng 20 giờ, cháu có biểu hiện sốt nhẹ, 1 tiếng sau mẹ cháu phát hiện cháu bị tím tái toàn thân. Gia đình đưa xuống cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện Tân Kỳ, song cháu đã không qua khỏi.

Chính quyền xã Nghĩa Dũng (Tân Kỳ) cho biết trên địa bàn vừa xảy ra vụ việc cháu  Nguyễn Ngọc Khánh Băng, sinh ngày 3/10/2018, trú tại xóm Đào Nguyên tử vong không rõ nguyên nhân.Các cơ quan chức năng đang làm việc tại gia đình cháu Băng. Ảnh P. ThảoGia đình cháu cho biết, sáng 10/7/2019, cháu Băng được người thân đưa đi tiêm phòng. Cả ngày hôm đó cháu vẫn chơi ngoan. Đến khoảng 20 giờ, cháu có biểu hiện sốt nhẹ. Đến 21 giờ, mẹ cháu phát hiện cháu bị tím tái toàn thân. Gia đình hoảng hốt, vội đưa cháu xuống cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện Tân Kỳ. Đến 6 giờ sáng 11/7, cháu tử vong.
Công an huyện Tân Kỳ đang phối hợp với chính quyền xã, Trung tâm Y tế huyện tiến hành điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ việc trên.
Được biết, trước đó cháu Băng đã được tiêm phòng nhiều lần (theo đúng lịch tiêm chủng) nhưng không có biểu hiện gì bất thường.
Lãnh đạo Sở y tế Nghệ An cho biết, đã lập đoàn công tác lên xã Nghĩa Dũng, huyện Tân Kỳ để điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ việc.
(Theo Báo Nghệ An)

Trà hoa vàng là loài hoa quý hiếm của bà con dân tộc Thái ở huyện Quế Phong (Nghệ An). Hiện sản phẩm từ những bông hoa này đang thu hút sự chú ý không chỉ ở địa phương mà còn rất nhiều tỉnh thành của cả nước.
Tại huyện Quế Phong, cây trà hoa vàng mọc ở nhiều nơi, tập trung nhiều ở các xã Thông Thụ và Đồng Văn. Loài cây này mọc tự nhiên, có nhiều dược tính quý hiếm và cho giá trị kinh tế cao. Ông Lê Văn Giáp - Chủ tịch huyện Quế Phong cho biết, cây trà hoa vàng mọc tự nhiên trong rừng. Bà con dân tộc Thái chỉ ưa khai thác tự nhiên, khi cần thì vào rừng hái nụ hoa tươi về ngâm rượu hoặc nấu canh như một loại rau rừng hoặc phơi khô, pha nước uống như uống nước chè xanh. “Giờ huyện có cơ sở sản xuất chè từ trà hoa vàng rồi. Từ tháng 11 năm nay đến tháng 1 năm sau hễ trời nắng là bà con vào rừng hái hoa về nhập cho cơ sở. Sản phẩm đóng thành gói bán ở địa phương và các đại lý với giá 4,6 triệu đồng/kg. Ở huyện miền núi nghèo như Quế Phong có mặt hàng bán được giá như thế là quý hiếm lắm” - ông Giáp nói.

Vừa qua, Trung tâm ứng dụng Khoa học Công nghệ Hà Nội đã giới thiệu loại máy sấy với chức năng hút hơi ẩm trong buồng sấy. Máy sấy này ưu việt gấp nhiều lần so với sấy thủ công sấy bằng bóng điện (đèn sưởi). Vừa bảo ôn nhiệt vừa đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm lại giữ được hoạt chất dược liệu quý trong búp trà hoa vàng.
Do cây trà hoa vàng hiếm, huyện Quế Phong đã có chủ trương phát triển bảo tồn cây dược liệu quý này. Song song với việc cấm chặt phá cây trà hoa vàng, huyện còn lồng ghép nhiều chương trình dự án để phát triển cây trà hoa vàng, đồng thời chỉ đạo trung tâm khuyến nông tiến hành ươm giống để cung ứng cho người dân.
Đặc biệt, huyện Quế Phong còn khuyến khích doanh nghiệp đầu tư chế biến sản phẩm chè hoa vàng ngay tại địa bàn, nâng cao chất lượng sản phẩm mang thương hiệu Quế Phong. Công ty Xanh, một trong những đơn vị mạnh dạn đầu tư thiết bị chế biến chè tươi thành sản phẩm cao cấp chè hoa vàng. Mặt khác, công ty còn chế biến chè đóng túi lọc nhằm đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng trong cả nước.

Trước giá trị kinh tế, giá trị dược liệu lớn của cây trà hoa vàng, UBND huyện Quế Phong xây dựng đề án bảo tồn và phát triển cây dược liệu này giai đoạn 2016 - 2020. Mục tiêu đến năm 2020 trồng được 5 héc-ta cây trà hoa vàng. Tuy nhiên, để đề án thành công, đòi hỏi phải tạo được chuỗi sản xuất khép kín, từ nuôi cây giống, trồng chăm sóc, thu mua, chế biến và thị trường tiêu thụ. Vì thế, trước mắt huyện quan tâm khuyến khích các hộ dân bảo tồn những khu vực đã có, vùng nào có mật độ dày thì hỗ trợ chính sách khoanh nuôi bảo vệ, đồng thời khuyến khích các hộ dân trồng dặm bổ sung thành vùng tập trung theo quy hoạch để đảm bảo vùng nguyên liệu ổn định, từ đó thu hút doanh nghiệp vào đầu tư.
Hiện nay, đang có một số dự án trồng trà hoa vàng tại huyện Quế Phong và huyện Tương Dương nhằm bảo tồn nguồn dược liệu quý, đồng thời tạo nguồn lợi kinh tế cho người trồng.

Trà hoa vàng là loài hoa quý hiếm của bà con dân tộc Thái ở huyện Quế Phong (Nghệ An). Hiện sản phẩm từ những bông hoa này đang thu hút sự chú ý không chỉ ở địa phương mà còn rất nhiều tỉnh thành của cả nước.
Tại huyện Quế Phong, cây trà hoa vàng mọc ở nhiều nơi, tập trung nhiều ở các xã Thông Thụ và Đồng Văn. Loài cây này mọc tự nhiên, có nhiều dược tính quý hiếm và cho giá trị kinh tế cao. Ông Lê Văn Giáp - Chủ tịch huyện Quế Phong cho biết, cây trà hoa vàng mọc tự nhiên trong rừng. Bà con dân tộc Thái chỉ ưa khai thác tự nhiên, khi cần thì vào rừng hái nụ hoa tươi về ngâm rượu hoặc nấu canh như một loại rau rừng hoặc phơi khô, pha nước uống như uống nước chè xanh. “Giờ huyện có cơ sở sản xuất chè từ trà hoa vàng rồi. Từ tháng 11 năm nay đến tháng 1 năm sau hễ trời nắng là bà con vào rừng hái hoa về nhập cho cơ sở. Sản phẩm đóng thành gói bán ở địa phương và các đại lý với giá 4,6 triệu đồng/kg. Ở huyện miền núi nghèo như Quế Phong có mặt hàng bán được giá như thế là quý hiếm lắm” - ông Giáp nói.

Vừa qua, Trung tâm ứng dụng Khoa học Công nghệ Hà Nội đã giới thiệu loại máy sấy với chức năng hút hơi ẩm trong buồng sấy. Máy sấy này ưu việt gấp nhiều lần so với sấy thủ công sấy bằng bóng điện (đèn sưởi). Vừa bảo ôn nhiệt vừa đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm lại giữ được hoạt chất dược liệu quý trong búp trà hoa vàng.
Do cây trà hoa vàng hiếm, huyện Quế Phong đã có chủ trương phát triển bảo tồn cây dược liệu quý này. Song song với việc cấm chặt phá cây trà hoa vàng, huyện còn lồng ghép nhiều chương trình dự án để phát triển cây trà hoa vàng, đồng thời chỉ đạo trung tâm khuyến nông tiến hành ươm giống để cung ứng cho người dân.
Đặc biệt, huyện Quế Phong còn khuyến khích doanh nghiệp đầu tư chế biến sản phẩm chè hoa vàng ngay tại địa bàn, nâng cao chất lượng sản phẩm mang thương hiệu Quế Phong. Công ty Xanh, một trong những đơn vị mạnh dạn đầu tư thiết bị chế biến chè tươi thành sản phẩm cao cấp chè hoa vàng. Mặt khác, công ty còn chế biến chè đóng túi lọc nhằm đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng trong cả nước.

Trước giá trị kinh tế, giá trị dược liệu lớn của cây trà hoa vàng, UBND huyện Quế Phong xây dựng đề án bảo tồn và phát triển cây dược liệu này giai đoạn 2016 - 2020. Mục tiêu đến năm 2020 trồng được 5 héc-ta cây trà hoa vàng. Tuy nhiên, để đề án thành công, đòi hỏi phải tạo được chuỗi sản xuất khép kín, từ nuôi cây giống, trồng chăm sóc, thu mua, chế biến và thị trường tiêu thụ. Vì thế, trước mắt huyện quan tâm khuyến khích các hộ dân bảo tồn những khu vực đã có, vùng nào có mật độ dày thì hỗ trợ chính sách khoanh nuôi bảo vệ, đồng thời khuyến khích các hộ dân trồng dặm bổ sung thành vùng tập trung theo quy hoạch để đảm bảo vùng nguyên liệu ổn định, từ đó thu hút doanh nghiệp vào đầu tư.
Hiện nay, đang có một số dự án trồng trà hoa vàng tại huyện Quế Phong và huyện Tương Dương nhằm bảo tồn nguồn dược liệu quý, đồng thời tạo nguồn lợi kinh tế cho người trồng.

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.