Latest Post

Tiếp tục thực hiện chủ trương của UBND tỉnh Nghệ An về việc giao Viện KSND tỉnh giúp đỡ xã nghèo miền núi Đồng Văn, huyện Quế Phong, ngày 11/7/2019, Viện KSND tỉnh Nghệ An phối hợp với UBND xã Đồng Văn tổ chức Lễ cắt băng khánh thành và bàn giao nhà ở cho hộ gia đình ông Lang Văn Thi là gia đình thuộc diện hộ nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, lâu nay sống trong căn nhà tranh dột nát, tạm bợ.


Đồng chí Dương Thị Liên – Phó Viện trưởng Viện KSND tỉnh và đại diện UBND xã Đồng Văn cắt băn khánh thành và bàn giao nhà cho gia đình ông Lang Văn Thi 
Với tinh thần tương thân tương ái, mỗi cán bộ, người lao động ngành Kiểm sát Nghệ An đã đóng góp một ngày lương với tổng số tiền gần 90 triệu đồng để hỗ trợ xây dựng nhà ở cho gia đình ông. Nhờ sự quan tâm phối hợp của cấp ủy, chính quyền địa phương, sau hơn 02 tháng thi công, ngôi nhà cấp bốn 2 gian, được xây dựng kiên cố đã hoàn thành. Đồng chí Dương Thị Liên – Phó Viện trưởng Viện KSND tỉnh dẫn đầu đoàn công tác cắt băng khánh thành, bàn giao công trình cho gia đình ông Thi.
Tại buổi lễ, đồng chí Dương Thị Liên đã thay mặt toàn thể công chức, người lao động Viện KSND hai cấp tỉnh Nghệ An chia sẻ, đồng cảm với những khó khăn của người dân xã Đồng Văn nói chung, gia đình ông Thi nói riêng. Đồng chí mong gia đình ông Thi từ nay sẽ yên tâm sống trong ngôi nhà mới khang trang và mong muốn chính quyền địa phương tiếp tục quan tâm giúp đỡ gia đình ông.
Thay mặt chính quyền địa phương và gia đình ông Lang Văn Thi, đồng chí Lương Thái Quý, Chủ tịch UBND xã Đồng Văn đã bày tỏ sự vui mừng, phấn khởi, lòng biết ơn đến tập thể cán bộ, công chức, người lao động ngành Kiểm sát Nghệ An trong thời gian vừa qua đã quan tâm giúp đỡ đối với nhân dân xã Đồng Văn nói chung cũng như gia đình ông Thi nói riêng; đồng chí mong muốn trong thời gian tới tiếp tục nhận được sự quan tâm, sẻ chia của cán bộ, công chức, người lao động Viện KSND tỉnh đối với xã nghèo Đồng Văn. 

Đồng chí Dương Thị Liên thăm hỏi ông Lương Văn Thi
Cùng trong chuyến công tác, Hội Cựu chiến binh - Chi đoàn Viện KSND tỉnh đã trao 02 phần quà trị giá 5.000.000 đồng cho ông Hà Ngọc Châu và ông Lương Ánh Chuyển là hai Cựu chiến binh bị ảnh hưởng chất độc da cam, hoàn cảnh gia đình khó khăn hiện đang sinh hoạt tại Chi hội bản Đồng Mới, xã Đồng Văn và trao phần quà trị giá 3.000.000 đồng cùng các vật dụng phục vụ cho việc học tập cho em Hà Thảo Lê, học sinh lớp 8B Trường THCS Đồng Văn - là học sinh Chi đoàn Viện KSND tỉnh đỡ đầu theo sự phân công của Tỉnh đoàn. Các phần quà trên được các Cựu chiến binh - Đoàn viên chi đoàn Viện KSND tỉnh đóng góp và từ các hoạt động gây quỹ trong đơn vị.

Hội Cựu chiến binh - Chi đoàn Viện KSND tinh tặng quà 02 Cựu chiến binh và em Hà Thảo Lê
Phát biểu tại buổi trao quà, đồng chí Nguyễn Quang Huy, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Viện KSND tỉnh phát biểu động viên các đồng chí Cựu chiến binh xã Đồng Văn luôn là giữ vững những phẩm chất của người Bộ đội cụ Hồ là tấm gương cho con cháu noi theo, đồng thời đồng chí mong muốn Lãnh đạo hai đơn vị quan tâm, tạo điều kiện để hai Hội Cựu chiến binh có nhiều thời gian gặp mặt trao đổi và giúp đỡ lẫn nhau để ngày càng nâng cao chất lượng hoạt động của hai Hội; Cũng tại buổi trao quà, đồng chí Nguyễn Thị Hải – Bí thư Chi đoàn thay mặt toàn thể đoàn viên trong Chi đoàn quan tâm, động viên em Hà Thảo Lê tiếp tục cố gắng vượt lên khó khăn, phấn đấu đạt thành tích cao trong học tập, Chi đoàn Viện KSND tỉnh sẽ luôn đồng hành, chia sẻ khó khăn với em và gia đình.
Theo Nguyễn Đình Hồng (Kiểm Sát Online)

Trên địa bàn huyện Quế Phong đã có 8/14 xã xuất hiện bệnh dịch tả lợn Châu Phi, để góp phần vào công tác phòng chống dịch trên địa bàn huyện, mọi người cần chú ý những nội dung sau:“5 không” trong phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

5 Không: 
1. Không giấu dịch.
2. Không mua bán, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết.
3. Không giết mổ tiêu thụ.
4. Không sử dụng thức ăn thừa chưa qua xử lý nhiệt.
5. Không vứt lợn chết ra môi trường.


10 Cấm : 

      “1 CẤM”: Sử dụng thức ăn thừa của người, các phụ phẩm chế biến từ nhà bếp chưa xử lý nhiệt cho lợn ăn. Trong thức ăn thừa hoặc phụ phẩm chế biến từ nhà bếp có thể lẫn thịt lợn, các sản phẩm chế biến thịt lợn nhiễm virus ASF.  

      “2 CẤM”: Đưa thịt lợn và các sản phẩm chế biến từ thịt lợn từ bên ngoài vào trang trại.  Có thể sử dụng lợn nuôi tại trại làm thực phẩm. Cần chủ động tìm nguồn cung cấp thực phẩm uy tín, rõ nguồn gốc cho trại. Nhà ăn bố trí xa khu chăn nuôi, có người nấu ăn riêng cho cán bộ và công nhân làm việc trong trại, có rãnh thoát nước riêng từ nhà bếp vào hố biogas.  
      “3 CẤM”: Động vật hoang dã vào trại lợn, cấm nuôi và thả rông các động vật khác trong trại. Phòng các loại động vật (lợn hoang, chó, mèo, dơi, chuột) vào trại. Nuôi nhốt chó và kết hợp quản lý phòng dịch bên trong trại. 
       “4 CẤM”: người chăn nuôi bên ngoài, người lạ vào trại khi chưa được phép. Tất cả người lạ, khách thăm quan trước khi vào chuồng, trại cần phải nghỉ cách ly lợn quy định mới được vào trong trại. Khi vào trại thực hiện sát trùng, tắm, thay quần áo, dung cụ thiết bị đặt trong tủ UV 5 phút. Thay ủng trước khi vào mỗi chuồng nuôi.  
      “5 CẤM”: Mang đồ sinh hoạt cá nhân, túi xách và thiết bị cá nhân vào chuồng nuôi. Các dung cụ, thiết bị cần thiết mang vào (bút, sổ sách, điện thoại) cần phải khử trùng trong tủ UV tối thiểu 5 phút. Tuyệt đối không mang túi xách, ví vào trong chuồng nuôi.  
      “6 CẤM”: Xe vận chuyển bên ngoài vào khu vực chăn nuôi, đặc biệt xe vận chuyển phân, lợn. Các xe cung ứng cám, thuốc cần thiết vào trại cần sát trùng kỹ, cách ly quy định vào đỗ tại những nơi quy định. Xuất bán lợn tại cầu cân gần hàng rào xa chuồng nuôi, có điểm rửa – sát trùng trước và sau khi xuất bán lợn. 
     “7 CẤM”: Tuyệt đối các xe mua lợn sống, xe mua lợn loại vào trong trang trại chăn nuôi. Nên vận chuyển lợn bằng xe nội bộ ra điểm bán tập trung rồi bán cho khách sẽ giảm thiểu rủi ro.  
     “8 CẤM”: Vận chuyển lợn giống, hậu bị thay đàn từ vùng dịch vào trong trang trại chăn nuôi. Khi bắt buộc phải nhập hậu bị cần nuôi cách ly bên ngoài trại, xét nghiệm – kiểm tra định kỳ và đảm bảo mới cho nhập đàn.
      “9 CẤM”: Sử dụng nước sông, hồ tự nhiên làm nước uống cho lợn vì tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh (ASF, FMD, PRRS) rất cao. Nếu bắt buộc phải sử dung nước mặt từ các hồ chứa cần có hệ thống xử lý lọc đảm bảo, trước khi sử dung cho lợn cần khử trùng bằng Chloramin B.
    “10 CẤM” : Bán hoặc giết mổ lợn ốm, lợn chết hoặc đưa lợn ốm, chết ra khỏi trại. Cần được xử lý ngay trong trại để giảm thiểu rủi do từ xe khách đến mua lợn chết đến từ trại khác hoặc vùng có dịch tạo ra nguy cơ lây lan bùng phát bệnh cho các trang trại khác. Bán – giết mổ lợn ốm, lợn chết là hành vi vi phạm pháp luật.

THEO  NGUYỄN VĂN MINH (ANIMAL HEALTH MANAGER)


Xi nhan được hiểu là tín hiệu xin đường của người điều khiển ô tô, xe máy nhằm đảm bảo an toàn cho mình và các phương tiện khác cùng đang di chuyển trên đường. Tuy nhiên, lỗi không xi nhan lại là một lỗi tương đối phổ biến mà ai cũng từng mắc ít nhất một lần.

Khi nào người đi ô tô, xe máy phải bật xi nhan?


Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về các trường hợp người đi ô tô, xe máy bắt buộc phải bật xi nhan như:
- Khi chuyển làn đường:
Điều 13 quy định: Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, lái xe phải cho xe đi trong một lần đường và chỉ được chuyển làn ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.
- Khi chuyển hướng xe:
Điều 15 quy định: Khi muốn chuyển hướng xe, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng xe.
Đồng thời, trong khi chuyển hướng, người lái xe phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại cho hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.

Như vậy, theo quy định, người lái xe máy, ô tô phải bật xi nhan khi rẽ phải, rẽ trái, quay đầu xe, vượt xe khác, khi chạy vào lề đường để dừng đỗ xe. Ngoài ra, trong thực tế, lái xe cũng nên xi nhan khi đi qua vòng xuyến, đi theo đường cong, đi qua ngã 3 chữ Y… để đảm bảo an toàn.

Mức phạt đối với lỗi không xi nhan 2018

Hiện nay, các quy định về xử phạt vi phạm giao thông đường bộ được áp dụng theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP. Theo đó, lỗi không xi nhan bị phạt như sau:
Đối với người điều khiển ô tô:
- Phạt từ 300.000 – 400.000 đồng nếu chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước (điểm a, khoản 2 Điều 5);
- Phạt từ 600.000 – 800.000 đồng nếu chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ (điểm c khoản 3 Điều 5);
- Phạt từ 800.000 – 1.200.000 đồng nếu chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc (điểm h khoản 4 Điều 5).
Đối với người điều khiển xe máy:
- Phạt từ 80.000 đồng – 100.000 đồng nếu chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước (điểm a khoản 2 Điều 5);
- Phạt từ 300.000 – 400.000 đồng nếu chuyển hướng không có tín hiệu báo rẽ (điểm a khoản 4 Điều 6).
Trên đây là các trường hợp phải bật xi nhan và mức phạt với lỗi không xi nhan theo quy định hiện hành của pháp luật. Người điều khiển phương tiện nên ghi nhớ những thông tin này không bị phạt và hơn hết, để đảm bảo an toàn cho chính mình.

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.